Niềng răng mắc cài pha lê là phương pháp chỉnh nha tương tự phương pháp niềng răng mắc cài kim loại truyền thống nhưng mắc cài được làm từ pha lê. Đây là phương pháp niềng răng có độ thẩm mỹ cao hơn so với phương pháp niềng răng mắc cài truyền thống.
Niềng răng mắc cài pha lê là gì?
Niềng răng mắc cài pha lê là một phương pháp chỉnh nha để cải thiện vị trí của răng và khớp cắn, giúp bạn có một nụ cười đẹp và cải thiện khả năng ăn nhai củ mình. Trong quá trình này, các mắc cài được gắn lên răng bằng pha lê trong suốt (màu tương tự với màu răng) thay vì các mắc cài kim loại như niềng răng mắc cài truyền thống.
Các mắc cài pha lê sẽ giúp điều chỉnh vị trí của răng, cải thiện cả sự cân đối của khớp cắn giúp bạn giảm đau đầu, đau hàm và cải thiện khả năng nhai thức ăn một cách hiệu quả.
Hình ảnh: Niềng răng mắc cài pha lê là gì?
Phân biệt các loại niềng răng mắc cài pha lê:
Niềng răng mắc cài pha lê được phân thành 2 loại nhờ các đặc điểm ưu việt của phương pháp này. Vậy hãy cùng nha khoa Viva Clinic tìm hiểu nhé!
Phương pháp niềng răng mắc cài pha lê thường
Niềng răng mắc cài pha lê thường cũng tương tự như phương pháp niềng răng mắc cài kim loại. Tuy nhiên khác nhau ở chỗ mắc cài pha lê thì có tính thẩm mỹ cao hơn. Về nguyên tắc và chức năng hoạt động thì đều giống nhau. Các bác sĩ sẽ cố định dây cung, mắc cài pha lê và thun liên hàm để dịch chuyển răng.
Với phương pháp niềng răng mắc cài pha lê thường này thì có chi phí khá là tiết kiệm, dễ dàng thực hiện, phù hợp với cả trẻ em và người lớn. Phương pháp này có thể rút ngắn được thời gian điều trị từ 18 – 24 tháng nhờ lực kéo mạnh mẽ từ dây cung.
Phương pháp niềng răng mắc cài pha lê tự buộc
Đây là phương pháp áp dụng kỹ thuật hiện đại hơn niềng răng mắc cài pha lê thường. Với công nghệ tiên tiến, niềng răng mắc cài pha lê tự buộc không cần phải sử dụng dây thun để cố định dây cung và mắc cài nữa mà cái mắc cài sẽ có chốt tự động giúp dây cụng trượt trên các rãnh mắc cài để tự động dịch chuyển và siết răng vào đúng vị trí.
Với các ưu điểm vượt trội, phương pháp này sẽ hạn chế việc bị tuột dây thun và rớt mắc cài như niềng răng truyền thống. Không chỉ vậy, niềng răng mắc cài pha lê tự buộc còn giảm lực ma sát để bạn có thể ít cảm thấy đau hơn. Tuy nhiên, nhờ vậy mà thời gian đeo niềng và thời gian thăm khám sẽ được rút ngắn lại, bạn không cần phải đến bác sĩ thăm khám nhiều lần trong suốt quá trình điều trị.
Ưu điểm của niềng răng mắc cài pha lê
Niềng răng mắc cài pha lê có nhiều ưu điểm, bao gồm:
- Thẩm mỹ: Các cài pha lê trong suốt hoặc màu tương tự với màu răng giúp làm cho quá trình chỉnh nha ít nổi bật hơn và thẩm mỹ hơn so với niềng răng mắc cài kim loại truyền thống.
- Ít gây kích ứng: Cài pha lê làm từ pha lê lành tính hơn so với kim loại, giúp giảm sưng và đau, cũng như ít gây kích ứng cho mô nướu và mô mềm trong miệng.
- Tính hiệu quả: Nguyên tắc hoạt động của việc sử dụng mắc cài và dây cung tạo ra lực siết đều đặn lên răng hàng ngày giúp đảm bảo sự di chuyển chính xác và kiểm soát của từng sai lệch của răng. Mỗi tháng, bác sĩ sẽ kiểm tra và điều chỉnh lực siết cho răng, đảm bảo rằng điều chỉnh diễn ra đúng cách.
Hình ảnh: Ưu điểm nổi bật của niềng răng pha lê là thẩm mỹ
Nhược điểm của niềng răng mắc cài pha lê
Một số nhược điểm của niềng răng mắc cài pha lê có thể kể đến như:
- Giá cả: Niềng răng mắc cài pha lê thường có chi phí cao hơn so với niềng răng mắc cài kim loại truyền thống, hdo việc sử dụng nguyên liệu pha lê Sapphire hoặc cùng với yêu cầu kỹ thuật cao trong quá trình chế tác và gia công mắc cài pha lê.
- Yêu cầu làm sạch cẩn thận: Bệnh nhân cần vệ sinh răng miệng cần thận để cài pha lê không bị nhiễm màu ố vàng, hoặc bị hỏng hóc.
- Kích thước lớn: Các cài mắc cài pha lê thường có kích thước lớn hơn so với các phương pháp niềng răng khác, lớn hơn niềng răng mắc cài truyền thống. Kích thước lớn của mắc cài pha lê có thể gây ra tình trạng nhô môi và tạo cảm giác không thoải mái lúc ban đầu khi chưa quen.
- Dễ vỡ: Do tính chất làm từ pha lê, các mắc cài pha lê dễ bị hỏng hoặc vỡ khi chịu va đập mạnh hoặc do lực cắn quá mạnh. Trong trường hợp niềng răng mắc cài pha lê bị hỏng, bạn có thể phải trả một khoản phí để gắn lại cài mới hoặc thực hiện sửa chữa. Do đó, việc ăn nhai cần phải cẩn trọng hơn, song song với việc vận động có chừng mực.
- Khả năng gây kích ứng ban đầu: Mặc dù niềng răng mắc cài pha lê ít gây kích ứng hơn so với niềng răng mắc cài kim loại, một số bệnh nhân có thể trải qua sưng nướu và đau nhức lúc ban đầu khi vừa gắn mắc cài.
Hình ảnh: Niềng răng mắc cài pha lê cũng có nhược điểm
Quy trình niềng răng mắc cài pha lê:
Bước 1: Thăm khám và tư vấn
Bước đầu tiên là tư vấn với bác sĩ chuyên khoa nha khoa chuyên về niềng răng. Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng răng miệng của bạn, chụp các hình ảnh và làm các mẫu để đánh giá chính xác vị trí của răng và tạo ra kế hoạch điều trị.
Bước 2: Gắn mắc cài pha lê và dây cung
Sau khi kế hoạch điều trị đã được xác định, bác sĩ sẽ bắt đầu gắn các bộ mắc cài pha lê lên bề mặt của từng chiếc răng. Các mắc cài được gắn chính xác để tạo lực tác động lên răng và di chuyển chúng theo hướng mong muốn.
Dây cung sẽ được đặt vào các mắc cài và định hình theo hình dạng mong muốn để tạo lực tác động lên răng. Dây cung này thường sẽ được thay đổi thường xuyên để tạo ra sự điều chỉnh liên tục.
Bước 3: Thăm khám định kỳ và điều chỉnh mắc cài dây cung theo từng giai đoạn
Trong suốt quá trình niềng răng, bạn sẽ phải thường xuyên đi tái khám để bác sĩ có thể thay đổi dây cung và điều chỉnh mắc cài để tiến hành việc di chuyển răng theo kế hoạch.
Bước 4: Hoàn thành điều trị và gỡ mắc cài:
Khi bác sĩ cho rằng mục tiêu đã đạt được, các mắc cài và dây cung sẽ được gỡ bỏ. Thường thì sau đó bạn sẽ phải đeo một hệ thống duy trì (retainer) để giữ cho răng không bị di chuyển lại vị trí ban đầu.
Lưu ý rằng quy trình niềng răng có thể thay đổi tùy theo từng bệnh nhân và phương pháp điều trị cụ thể mà bác sĩ lựa chọn. Để biết thêm chi tiết về quy trình và phương pháp niềng răng cụ thể, bạn nên thảo luận trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa nha khoa.
Trường hợp nào niềng răng mắc cài pha lê?
Dưới đây là một số trường hợp phù hợp để sử dụng niềng răng mắc cài pha lê:
- Trường hợp răng hô: Niềng răng mắc cài pha lê có thể cải thiện góc chính diện và góc nghiêng của răng, giúp điều chỉnh răng hàm trên và hàm dưới để cân đối hơn.
- Trường hợp răng móm: Răng móm là một dạng sai khớp cắn khi răng hàm dưới ở phía trước răng hàm trên. Niềng răng mắc cài pha lê có khả năng điều chỉnh khớp cắn và đưa răng về vị trí đúng, giúp cải thiện sự cân đối giữa hàm răng trên và dưới.
- Trường hợp răng thưa: Niềng răng mắc cài pha lê có thể giúp kéo khít các khoản hở của răng, đặc biệt trong trường hợp răng mọc xa nhau ở trên cung hàm. Quá trình này giúp cải thiện tính thẩm mỹ và khả năng nhai.
- Trường hợp răng lệch lạc: Niềng răng mắc cài pha lê có khả năng điều chỉnh răng lệch lạc, giúp chúng đều đặn hơn trên cung hàm và cải thiện tính thẩm mỹ của khuôn mặt.
Lưu ý khi niềng răng mắc cài pha lê
Trước khi niềng răng mắc cài pha lê
- Tìm hiểu thông tin: Bệnh nhân cần tìm hiểu kỹ về quá trình niềng răng, phương pháp, và quy trình điều trị. Hiểu rõ những gì sẽ xảy ra có thể giúp giảm sự lo lắng khi niềng.
- Làm sạch răng miệng: Trước khi đeo niềng răng mắc cài pha lê, bạn cần đảm bảo răng miệng sạch sẽ. Loại bỏ hoàn toàn cao răng và mảng bám trước khi đeo khí cụ niềng răng.
- Điều trị bệnh lý răng miệng: Nếu bạn có bất kỳ bệnh lý liên quan đến răng miệng, như viêm nướu, cần điều trị trước khi bắt đầu quá trình niềng để tránh kích ứng, viêm nướu,…
Trong quá trình niềng răng mắc cài pha lê
- Chú ý về ăn uống: Bạn cần chú ý khi ăn nhai và loại thức ăn. Tránh nhai, cắn các thực phẩm quá cứng, quá dai, và thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh để tránh gây tổn hại cho mắc cài và răng.
- Vệ sinh mắc cài pha lê: Phần mắc cài pha lê của niềng răng mắc cài pha lê thường trong suốt, dễ bị ố vàng. Sử dụng bàn chải răng lông mềm và đánh răng thật nhẹ nhàng, cẩn thận để tránh gây tổn thương cho mắc cài.
- Bảo vệ răng trong thể thao: Tránh tham gia vào các môn thể thao có thể gây va đập mạnh vào vùng đầu, môi, và miệng, như các môn võ, bóng đá, bóng chuyền. Nếu cần, đeo miếng bảo vệ răng miệng.
Hình ảnh: Có nhiều lưu ý khi niềng răng mắc cài kim loại
Sau khi tháo mắc cài
- Đeo hàm duy trì: Thông thường, sau quá trình niềng răng mắc cài pha lê bạn sẽ cần đeo hàm duy trì thêm một thời gian để đảm bảo răng không bị chạy lại. Tuân theo hướng dẫn của bác sĩ về việc đeo hàm duy trì.
- Loại bỏ thói quen xấu: Tránh các thói quen xấu như lấy lưỡi đẩy răng, nghiến răng, và nhấn vào mắc cài. Điều này giúp bảo vệ kết quả điều chỉnh răng và duy trì vị trí mới của răng sau quá trình niềng.
Kết luận
Tóm lại, niềng răng mắc cài pha lê là sự lựa chọn phổ biến cho nhiều người vì nó kết hợp hiệu quả trong việc điều chỉnh vị trí răng và đảm bảo tính thẩm mỹ trong suốt quá trình điều trị. Tuy nhiên, quan trọng nhất là việc tìm kiếm một địa chỉ uy tín và tuân thủ chăm sóc răng miệng cẩn thận, đảm bảo rằng quá trình điều chỉnh răng diễn ra một cách suôn sẻ và hiệu quả.
>> Xem thêm: Niềng răng mắc cài sứ