5 tips giúp trẻ quên đi “nỗi sợ” phòng khám nha khoa trẻ em
Bên cạnh việc chăm sóc vệ sinh răng miệng đúng cách thì khám nha khoa trẻ em định kỳ là điều cần thiết để bố mẹ phát hiện kịp thời và có cách khắc phục bệnh lý, hiện tượng răng vĩnh viễn mọc lệch… Tuy nhiên, với tâm lý trẻ nhỏ thì phòng khám nha khoa lại thường trở thành nỗi “ám ảnh”. Vậy làm thế nào để trẻ quên đi nỗi sợ này và sẵn sàng hợp tác khi bố mẹ nhắc đến việc khám răng? Câu trả lời sẽ có trong 5 tips dưới đây.

Vì sao nên khám nha khoa trẻ em định kỳ?
Việc khám nha định kỳ sẽ giúp bố mẹ kiểm soát được các vấn đề về răng miệng của con như:
- Kịp thời phát hiện các bệnh lý răng miệng để có cách hỗ trợ điều trị sớm.
- Kịp thời khắc phục tình trạng răng vĩnh viễn mọc lệch.
- Học hỏi thêm được kinh nghiệm chăm sóc răng miệng và chế độ ăn uống hợp lý cho bé.
- Nếu trẻ mắc bệnh toàn thân có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng hay khoảng 16 tháng tuổi mà trẻ chưa bắt đầu mọc răng hoặc trẻ có dấu hiệu bị sâu răng, hôi miệng… bạn có thể đưa trẻ đến khám răng sớm hơn. Cho trẻ đi khám răng, bạn sẽ được hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng đúng.
Trẻ mấy tuổi thì có thể khám nha khoa?
Trẻ có thể bị sâu răng ngay khi chiếc răng đầu tiên bắt đầu mọc. Điều quan trọng là phải khám nha sĩ trong khoảng thời gian trẻ vẫn còn có răng sữa. Mặc dù trẻ sẽ mất răng sữa, nhưng việc chăm sóc răng sữa tốt sẽ hình thành thói quen tự vệ sinh răng miệng để bảo vệ răng vĩnh viễn khi chúng mọc lên lúc bé được 5 đến 6 tuổi.
Chính vì thế, lời khuyên đến từ các nha sĩ là hãy cho trẻ đi khám răng lần đầu khi trẻ bắt đầu mọc chiếc răng đầu tiên hoặc khi trẻ được khoảng một tuổi với lịch khám định kỳ 6 tháng/lần.
Ngoài lịch khám răng định kỳ mỗi 6 tháng, bạn nên đưa trẻ đến khám nha sĩ nếu trẻ xuất hiện những triệu chứng sau:
- Nếu răng trên và dưới không khớp với nhau khi nhai một cách chính xác.
- Ngay khi bạn hoặc trẻ nhận thấy có vấn đề với răng hoặc nướu.
- Nếu có những đốm đen trong hố hoặc rãnh tự nhiên của răng.
- Nếu trẻ dưới 9 tuổi uống thuốc có thể làm ố răng như tetracycline, antihistamin.
5 tips giúp trẻ quên đi nỗi sợ phòng khám nha khoa
Nhiều trẻ thường có tâm lý sợ hãi khi đi khám nha khoa. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cũng không cần quá lo lắng, với 5 “bí quyết” dưới đây có thể giúp cho trẻ không còn sợ hãi khi đi gặp Nha sĩ:
1. Chơi trò chơi nha sĩ
Hãy giúp bé quẳng đi gánh lo bằng cách chơi trò chơi Nha sĩ. Ba, mẹ có thể sưu tầm và kể cho con nghe những câu chuyện thú vị về những chiếc răng, những vị Nha sĩ, cho trẻ xem hình ảnh, sách báo, video liên quan đến nha khoa để trẻ có thể hình dung dễ dàng việc khám răng.
2. Cho trẻ làm quen sớm với phòng khám nha khoa
Ngay khi bé được 1 tuổi, cha mẹ hãy cho bé đi khám răng để tạo cho bé cảm giác quen thuộc với môi trường ở phòng nha, đồng thời kiểm soát tốt tình trạng răng miệng của trẻ.
3. Giữ tinh thần thoải mái cho trẻ
Ba mẹ đừng tạo áp lực bằng cách bắt ép, lừa phỉnh bé đến phòng khám răng mà hãy từ từ khuyên nhủ, giảng giải cho bé hiểu về tầm quan trọng, lợi ích của thói quen này. Đặc biệt, tránh nhắc tới những từ nhạy cảm như đau, nhổ răng, chảy máu,… để trẻ không bị hoảng sợ.
4. Chuẩn bị tinh thần khi bé quấy khóc
Nhiều trẻ khi đến phòng khám nha sẽ trở nên quấy khóc, la hét, đây là tâm lý bình thường ở trẻ nên cha mẹ đừng quá lo lắng hay la mắng bé. Lúc này, người lớn cần bình tĩnh, phối hợp cùng với Nha sĩ nhẹ nhàng xoa dịu tinh thần và cảm xúc của trẻ bằng cách cho trẻ chơi đồ chơi, kể chuyện để phân tán nỗi sợ cho bé.
5. Cùng con làm theo sự hướng dẫn của Nha sĩ
Cùng con thực hành đánh răng, chăm sóc răng miệng và làm theo những chỉ dẫn của Nha sĩ là cách để phụ huynh giúp trẻ tự tin và vượt qua những e ngại của việc khám răng.
Cách bảo vệ răng của trẻ em tại nhà
Dưới đây là một số mẹo để bảo vệ răng của trẻ tại nhà:
- Giai đoạn trước khi răng mọc, hãy lau sạch nướu bằng khăn ẩm hoặc gạc rơ lưỡi có nước muối.
- Tập cho trẻ chải răng bằng bàn chải nhỏ từ dạng silicon đến lông mềm và một lượng rất nhỏ kem đánh răng (cỡ hạt gạo) khi chiếc răng đầu tiên của trẻ xuất hiện. Sau khi trẻ được 3 tuổi có thể dùng một lượng nhỏ bằng hạt đậu chấm kem đánh răng có chứa fluor. Đây là lúc trẻ đủ lớn để nhổ kem đánh răng sau khi đánh răng.
- Đối với những bé bú bình, không cho trẻ uống một bình sữa, nước trái cây hoặc nước ngọt vào giờ đi ngủ hoặc khi đã ngủ trưa.
- Hạn chế thời gian trẻ bú bình. Con bạn nên uống cạn bình sau 5 đến 6 phút hoặc ít hơn.
- Hãy hướng dẫn trẻ tự đánh răng cho đến khi 7 hoặc 8 tuổi. Bảo trẻ quan sát bạn chải răng và thực hiện theo cách đánh răng đúng với quy trình giảm các điểm sót.
- Hạn chế các thức ăn và thức uống làm tăng sâu răng như kẹo cứng hoặc dính, nước ngọt và nước trái cây. Nên cho trẻ ăn trái cây tốt hơn là uống nước trái cây vì chất xơ trong trái cây có xu hướng cạo sạch răng. Nước trái cây chỉ làm cho răng tiếp xúc với đường.
- Khám răng định kỳ cho bé và thực hiện theo hướng dẫn của nha sĩ là điều các bậc cha mẹ nên nhớ.
Chỉ với 5 tips đơn giản này, bố mẹ đã có thể dễ dàng nhận được sự hợp tác của bé trong những lần khám nha khoa trẻ em rồi. Ngoài ra, khi chọn phòng khám nha cho con, bố mẹ nên chọn những phòng nha uy tín, có đội ngũ y bác sĩ chuyên nghiệp, hiểu tâm lý và biết cách tương tác với trẻ như Viva Clinic để trẻ luôn được thoải mái, thích thú và được khám chữa một cách tận tình nhất.
Viva Clinic
