Lở Miệng Nên Ăn Gì Và Biện Pháp Phòng Tránh

Trên thực tế, gần 90% người lớn đã tiếp xúc với virus gây viêm loét miệng và gần một nửa bị tái phát nhiều lần. Lở miệng là bệnh khá thường gặp, dù không nguy hiểm song tình trạng đau, sưng ở bên trong miệng gây không ít phiền toái và khó khăn trong việc ăn uống. Có nhiều loại thuốc chữa nhiệt miệng nhưng chế độ ăn lành mạnh phù hợp sẽ giúp bạn nhanh khỏi nhiệt miệng hơn, ngăn ngừa bệnh tái phát. Vậy bị lở miệng nên ăn gì và biện pháp phòng tránh như thế nào hay cũng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết này.

Lở miệng là gì?

Lở miệng được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như loét miệng, nhiệt miệng hay nổi đẹn như dân gian thường hay gọi. Lở miệng thực chất là một vết loét nông có kích thước khá nhỏ, nó thường hình thành ở vùng niêm mạc miệng. Các vị trí hay xuất hiện nhất đó là lưỡi dưới hoặc trên nướu, bên trong má hoặc môi.

Khi mới hình thành vết lở miệng thường có màu trắng và sau một thời gian sẽ chuyển sang màu vàng. Chúng có dạng hình bầu dục và xung quanh được bao bọc bởi một viền màu đỏ. Các vết loét miệng thường có kích thước nhỏ (dưới 1mm) và gây đau, khiến người bệnh không thể ăn hay nói chuyện thoải mái. 

Nhiệt miệng thường có 2 loại:

  • Vết loét đơn giản: Chúng có thể xuất hiện 3 – 4 lần/năm và kéo dài đến một tuần. Bất cứ ai cũng có thể bị loét nhưng chúng thường xảy ra ở những người trong độ tuổi từ 10 đến 20 tuổi.
  • Các vết loét phức tạp: Loại này thường ít gặp hơn và xảy ra phổ biến ở những người trước đây đã từng mắc chúng.

nhiệt miệng nên ăn gì

Nguyên nhân gây ra lở miệng

Virus herpes simplex-1 (HSV-1) là nguyên nhân gây viêm loét miệng và khác với HSV-2, là loại virus herpes gây ra bệnh mụn rộp sinh dục.

Virus xâm nhập vào cơ thể, nó sẽ chiếm lấy các tế bào và điều khiển chúng nhân lên nhanh chóng. Khi tế bào quá phát, nó sẽ phát nổ, giải phóng các vi rút mới vào cơ thể hình thành nên các vết viêm loét gây đau đớn. Chúng thường phổ biến trong khoang miệng gọi là nhiệt miệng.

Hiện nay, các chuyên gia chưa biết chính xác nguyên nhân gây nhiệt miệng thường xuyên. Nhưng họ nghi ngờ rằng việc kết hợp một số yếu tố là lý do tại sao hay bị nhiệt miệng ở môi, má trong và một số vị trí khác. Nếu bạn thường xuyên gặp tình trạng này, hãy tham khảo nguyên nhân gây nhiệt miệng dưới đây:

  • Vết thương ở miệng do thủ thuật nha khoa, đánh răng quá mạnh, tại nạn thể thao hay vô tình cắn má.
  • Dùng kem đánh răng mà nước súc miệng không hợp lý làm nhạy cảm với thực phẩm như: socola, cà phê, dâu tây, trứng, các loại hạt, phô mai, thực phẩm cay hoặc chứa axit…
  • Chế độ ăn thiếu các vitamin và chất dinh dưỡng trầm trọng.
  • Phản ứng dị ứng với một số vi khuẩn trong miệng
  • Ở phụ nữ sẽ do thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ kinh nguyệt
  • Còn có thể do quá căng thẳng.

Loét miệng cũng có thể xảy ra do một số tình trạng sức khỏe như:

  • Bệnh celiac – rối loạn đường ruột nghiêm trọng do nhay cảm với gluten (một loại protein có trong hầu hết các loại ngũ cốc).
  • Các bệnh viêm đường ruột, viêm loét đại tràng,…
  • Hệ miễn dịch tấn công các tế bào khỏe mạnh trong miệng thay vì mầm bệnh.
  • HIV/AIDS làm ức chế hệ thống miễn dịch.

Không giống như vết loét lạnh, vết loét do bị lở miệng không liên quan đến nhiễm virus herpes.

Viêm loét miệng thường kéo dài từ 7 đến 10 ngày, có xu hướng lây lan và gây đau rát, cản trở hoạt động ăn uống thậm chí là cả giao tiếp. Sau mười ngày hoặc lâu hơn mặt dù chúng sẽ lành lại như virus vẫn tồn tại trong cơ thể và có thể tái phát trở lại.

Bị lở miệng nên ăn gì

Các yếu tố khiến nhiệt miệng ngày càng nặng hơn:

Không phải tất cả mọi người có virus HSV-1 đều thường xuyên bị lở miệng. Nhưng nhiều người bị nhiệt miệng khi sự dung nạp axit amin arginine nhiều hơn lysine.

Arginine giúp thúc đẩy quá trình sao chép và nhân lên của các tế bào nhiễm virus. Các tế bào thiếu hụt lysine sẽ bị tấn công mạnh mẽ hơn.

Bị lở miệng nên ăn gì?

Cảm giác đau rát do nhiệt miệng gây ra thường khiến bạn ăn uống kém đi, đôi khi là bỏ bữa và dẫn đến thiếu chất. Nếu tình trạng không quá nặng, bạn hoàn toàn có thể tự chữa tại nhà bằng các thực phẩm phù hợp làm giảm viêm, giảm đau xót, nhanh lành vết nhiệt miệng. Những đồ ăn hàng ngày có thể làm tình trạng nhiệt miệng nghiêm trọng hơn. Do đó, người bị nhiệt miệng ăn gì để không đau, mau lành là vấn đề rất nhiều người quan tâm.

  • Đồ ăn mềm, dễ nuốt:

Khi bị nhiệt miệng, bệnh nhân thấy đau xót nhiều, đặc biệt là khi nói chuyện hay ăn uống. Cảm giác tồi tệ này sẽ làm họ không muốn ăn, thậm chí bỏ bữa ở trẻ em, gây ra tình trạng thiếu dinh dưỡng. Do đó để hạn chế đau buốt trong bữa ăn, người bệnh nên ăn những đồ ăn mềm và dễ nuốt như nấu cháo, súp dinh dưỡng.

  • Ăn sữa chua:

Trong sữa chua chứa rất nhiều lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa, trong đó có lactobacillus acidophilus có khả năng kìm hãm các vi khuẩn có hại trong miệng, từ đó làm giảm viêm đau do loét miệng.

  • Bổ sung nhiều trái cây và rau xanh:

Để nhanh chóng phục hồi vết loét miệng mà vitamin và khoáng chất đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình hồi phục vết thương. Do đó bổ sung các loại vitamin từ nguồn trái cây, rau xanh là sự lựa chọn thích hợp. Nên chọn những loại trái cây chín mềm, có thể ăn trực tiếp hay xay sinh tố thành nước ép để sử dụng mỗi ngày. 

  • Thực phẩm giàu chất sắt:

Sắt là yếu tố quan trọng trong quá trình tạo máu cho cơ thể. Ngoài ra sắt cũng tham gia vào hệ miễn dịch, giúp tăng cường sức đề kháng. Từ đó hỗ trợ quá trình lành lại các vết lở miệng. Các thực phẩm giàu sắt người bị nhiệt miệng nên sử dụng: Trứng, thịt gà, súp lơ xanh.

  • Uống trà xanh ( lá chè xanh):

Không thể bỏ qua các loại trà có tác dụng làm mát cơ thể, làm dịu đau viêm do nhiệt miệng và thanh nhiệt giải độc phòng ngừa bệnh tái phát.

Trong lá trà xanh còn chứa nhiều chất chống oxy hóa, dược chất có tác dụng đẩy nhanh tốc độ hồi phục tổn thương. Do vậy, khi bị nhiệt miệng, hãy uống nước trà xanh cho đến khi không còn cảm giác đau và viêm loét. Sau đó, có thể duy trì uống hàng ngày để làm mát cơ thể, ngăn ngừa nhiệt miệng tái phát và cũng đem lại nhiều lợi ích khác cho sức khỏe.

Bên cạnh trà xanh thì bạn có thể dùng trà đen để bổ sung chất tanin giúp giảm đau, giảm sưng viêm do nhiệt miệng. Để khắc phục nhanh, hãy đắp túi trà đen ướt lên trực tiếp vết loét miệng trong 60 giây, thực hiện nhiều lần trong ngày để nhiệt miệng mau khỏi.

Nếu có thể uống được vị trà đen, hãy duy trì uống từ 500 – 750 ml mỗi ngày sẽ đem lại rất nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe.

  • Uống nước rau má:

Theo Y học cổ truyền, rau má là thảo dược có khả năng thải độc, giải nhiệt, chữa nhiều bệnh liên quan đến răng miệng. Khoa học hiện đại đã chứng minh được trong rau má chứa hoạt chất Triterpenoids. Hoạt chất này có khả năng làm lành vết thương, hỗ trợ đẩy nhanh quá trình lành vết lở miệng. Bệnh nhân bị nhiệt miệng chỉ cần dùng nước ép rau má vài ngày sẽ cải thiện đáng kể.

 

Bị lỡ miệng nên ăn gì

Bị lở miệng không nên ăn gì?

Bên cạnh những thực phẩm nên ăn khi bị nhiệt miệng, bạn cũng nên trách các món ăn và thực phẩm sau có thể làm tăng cảm giác đau xót, khiến bệnh nghiêm trong hơn:

  • Những món ăn cay nóng, các loại gia vị như ớt, tiêu, tỏi, gừng, các loại mắm, thịt chó,… cần phải tránh xa ngay khi bị lở miệng. Bởi những món ăn có tính nóng sẽ khiến bệnh phát triển nặng hơn.
  • Hạn chế ăn đồ xào, nướng có nhiều dầu mỡ dễ gây nóng trong người, làm cho bệnh lở miệng càng ngày càng trầm trọng hơn.
  • Tránh đồ uống có cồn, cafein khi ị lở miệng để những tổn thương do lở miệng nhanh lành.
  • Tuyệt đối tránh xa thuốc lá vì nó có thể gây kích ứng làm cho tình trạng lở loét nghiêm trọng hơn.
  • Tránh xa thức ăn và các loại quả chứa nhiều axit, các thức ăn cay nóng.

Biện pháp phòng tránh khi bị lở miệng:

  • Vệ sinh khoang miệng sạch sẽ:

Biện pháp hiệu quả để kiểm soát nhiễm khuẩn, giúp nhiệt miệng mau lành là vệ sinh khoang miệng sạch sẽ. Thực hiện vệ sinh răng miệng đúng cách cũng sẽ góp phần không nhỏ để hạn chế nhiệt miệng quay trở lại. Vì vậy bạn đọc nên đánh răng thường xuyên và đúng cách. Ngoài ra, các dung dịch sát khuẩn súc miệng cũng là giải pháp thích hợp để làm sạch khoang miệng.

  • Hạn chế gây tổn thương tại khoang miệng:

Những tổn thương tại khoang miệng như vết xước do cắn phải hay do bàn chải đánh răng có thể dẫn đến tình trạng bị lở miệng. Vì vậy trong khi ăn cần nhai kỹ và nhẹ nhàng, không nên nói chuyện lúc nhai thức ăn vì dễ khiến bạn tự cắn vào niêm mạc miệng mình. Ngoài ra, bạn cũng cần thực hiện đánh răng đúng cách, không chà xát bàn chải quá mạnh vì có thể làm tổn thương niêm mạc miệng lợi.

  • Tăng cường hệ miễn dịch:

Thiếu dinh dưỡng là yếu tố nguy cơ khiến trạng thái nhiệt miệng tái đi tái lại nhiều lần. Do đó bạn đọc cần chú ý đảm bảo chế độ dinh dưỡng đủ chất để có được hệ miễn dịch khỏe mạnh. Một hệ miễn dịch đủ mạnh sẽ ngăn nhiệt miệng xảy ra, nếu bị thì quá trình hồi phục cũng nhanh chóng.  

Lở Miệng Nên Ăn Gì

Một số biện pháp chữa lở miệng hiệu quả ngay tại nhà từ thiên nhiên:

Theo nghiên cứu, chúng tôi đã tìm hiểu và cung cấp cho các bạn những lựa chọn dành cho những người không phụ thuộc vào kem kháng virus hoặc thuốc uống để điều trị viêm loét miệng như:

  • Dầu cây trà:

Dầu cây trà có đặc tính kháng virus và kháng khuẩn có tác dụng giảm đáng kể sự khó chịu do viêm loét gây ra. Với cách sử dụng: Thoa trực tiếp vài giọt dầu lên vết loét. Nếu da quá nhạy cảm, có thể pha loãng với chút nước.

  • Tinh dầu bạc hà:

Dầu bạc hà có khả năng kháng virus tự nhiên, giúp chữa lành các vết loét. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tình dầu bạc hà có thể ngăn chặn virus gây nhiệt miệng. Vì vậy, ngay khi bạn nhận thấy một vài dấu hiệu đầu tiên, hãy dùng nó ngay.

Cách sử dụng: Nhúng bông gòn hoặc đầu tăm với nước, sau đó nhỏ một giọt dầu bạc hà và thoa lên vết đau.

  • Gel nha đam:

Gel lô hội rất hữu ích để điều trị tất cả các loại tình trạng da trong đó có nhiệt miệng. Công thức chứa chất chống oxy hóa, enzym và axit béo sẽ giúp quá trình chữa bệnh và giảm bớt khó chịu tức thì.

Cách sử dụng: thoa trực tiếp lên vết loét.

  • Dầu hào chiết xuất vani:

Ngay khi bạn cảm thấy nóng rát quanh miệng, hãy chấm một miếng bông gòn vào chiết xuất vani và giữ nó ở vị trí khó chịu trong vài phút. Làm điều này bốn lần mỗi ngày và mụn roppj của bạn sẽ ít bị hình thành hơn.

  • Đổi bàn chải đánh răng mới:

Virus rất có thể lây lan từ bàn cải của bạn. Vì vậy, hãy thay bàn chải sau một đợt điều trị và không dùng chung bàn chải.

  • Chườm lạnh:

Chườm lạnh vết loét làm giảm viêm vừa làm chậm lưu lượng máu đến vết loét, có thể đẩy nhanh quá trình chữa lành đồng thời giúp giảm đau.

 Khi đã áp dụng các cách chữa kể trên những tình trạng ở miệng vẫn không thuyên giảm. Thậm chí bệnh có dấu hiệu phát triển nặng và xảy ra thường xuyên hơn. Lúc này bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ thăm khám và có biện pháp khắc phục phù hợp.

Bài viết trên đây đã cung cấp cho các bạn thông tin về lở miệng nên ăn gì và biện pháp phòng tránh. Khi đã biết nhiệt miệng nên ăn gì thì bạn sẽ không còn lo lắng về cảm giác đau xót mỗi khi ăn uống. Nếu thấy khó quyết định nhiệt miệng nên ăn gì, bạn có thể nhờ bác sĩ tư vấn những món dễ ăn, đầy đủ dinh dưỡng và giúp bạn nhanh khỏi. Nha khoa Quốc tế Viva Clinic sẵn sàng tư vấn những lo ngại về sức khỏe răng miệng cho bạn. Bạn cũng nên tìm hiểu những loại vitamin hoặc thực phẩm bổ sung nào có thể ngừa lở miệng tái phát.

48
48