Giải đáp: Lấy Cao Răng Nhiều Có Tốt Không?

Lấy cao răng không chỉ giúp cải thiện thẩm mỹ mà còn giúp ngăn ngừa được rất nhiều bệnh lý về răng miệng. Do đó, lấy vôi răng theo định kỳ 3-6 tháng/lần là giải pháp giúp loại bỏ hoàn toàn cặn vụn lắng đọng, mảng bám đã bị vôi hóa ở thân răng, nướu răng. Vậy lấy cao răng nhiều có tốt không? Những điều này sẽ được chúng tôi chia sẻ ngay trong bài viết dưới đây.

1. Vì sao nên lấy cao răng?

1.1. Cao răng là gì, hình thành như thế nào?

Vôi răng (cao răng) là những mảng bám, mảnh vụn thực phẩm còn sót lại đã bị vôi hóa bởi vi khuẩn, muối canxi carbonat và calcium phosphate có trong nước bọt. Mảng bám, cặn vụn thức ăn thường lắng đọng thành lớp dày ở thân răng, nướu răng, có màu trắng đục hoặc vàng nâu mất thẩm mỹ và gây nhiều tổn hại đến răng miệng.

Nói một cách dễ hiểu tức là sau khi ăn khoảng 15 phút sẽ có một lớp màng mỏng bám lại phía trên bề mặt răng, nếu nó không được làm sạch thì vi khuẩn sẽ kéo đến và ngày càng dày lên tạo thành mảng bám, lâu dần, các mảng bám này tích tụ lại, vôi hóa và tạo ra cao răng.

1.2. Lý do nên lấy cao răng:

Vì vi khuẩn tích tụ lâu ngày và các thực phẩm còn sót lại sinh ra độc tố và gây viêm. Hậu quả của phản ứng gây viêm chính là hiện tượng tiêu xương răng khiến cho lợi mất chỗ bám và răng ngày càng dài ra, để lộ vùng xương răng không được bảo vệ. Chính vì điều này mà xảy ra hiện tượng ê buốt chân răng.

Răng dễ dàng bị lung lay và quá trình tiêu xương trở nên nhanh hơn vì xương răng càng bị tiêu nhiều thì độ dài chân răng nằm bên trong xương càng ngắn lại.

Cao răng tồn tại lâu ngày có thể gây nên các bệnh lý răng miệng như viêm lợi, viêm tủy ngược dòng. Không những thế, vi khuẩn có trong mảng cao răng cũng chính là nguyên nhân gây ra các bệnh ở niêm mạc miệng, bệnh mũi họng và bệnh tim mạch.

1.3. Những tác hại của vôi răng đối với sức khỏe răng miệng:

  • Hơi thở nặng mùi
  • Mảng bám tích tụ quá nhiều, dày và lâu ngay sẽ phá hủy men răng. Men răng bị tổn thương càng ngày càng nặng thì nguy cơ sâu răng ngày càng cao.
  • Đây sẽ là nơi cư ngụ của nhiều loại vi khuẩn lên men và gây ra sâu răng.
  • Tác nhân gây ra các bệnh ở miệng, ở họng như: viêm niêm mạc miệng, viêm họng, viêm amidan, lở miệng,…
  • Chảy máu chân răng, ê buốt khi ăn uống.
  • Tụt nướu làm lộ chân răng.
  • Là nguyên nhân chính gây ra các bệnh về răng miệng như: viêm nha chu, tiêu xương ổ răng, viêm tủy răng ngược dòng. Nghiêm trọng hơn có thể khiến răng lung lay, rụng răng gây mất thẩm mỹ.
Lấy Cao Răng Nhiều Có Tốt Không
Lý do nên lấy cao răng để răng chắc khỏe

2. Cạo vôi răng có đau không, có ê buốt không?

2.1. Lấy cao răng có đau không?

Các yếu tố quyết định cạo vôi răng có đau không:

  • Tình trạng sức khỏe răng miệng của khách hàng:

Nếu khách hàng đang mắc một số bệnh lý nha khoa như viêm nha chu, viêm nướu, lợi sưng đỏ thì việc lấy cao răng có thể ê buốt hơn so với người có sức khỏe răng miệng tốt.

  • Mức độ vôi răng:

Cao răng ở thân răng nên có thể nhìn thấy bằng mắt thường, việc lấy cao răng diễn ra nhanh chóng khoảng 15 đến 30 phút, không gây ê buốt hay chảy máu chân răng.

  • Kỹ thuật lấy vôi răng:

Dụng cụ cạo cao răng bằng sóng siêu âm ngày nay hiện đại hơn giúp kỹ thuật lấy cao răng giảm thiểu tối đa cảm giác ê buốt cho khách hàng cũng như rút ngắn thời gian điều trị. Bởi sóng siêu âm an toàn tuyệt đối với cơ thể, loại bỏ hoàn toàn mảng bám mà không xâm lấn răng và nướu.

  • Tay nghề của bác sĩ:

Nếu nha sĩ giàu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao, việc lấy vôi răng nhẹ nhàng, không tác động đến má trong, lưỡi… thì bạn hoàn toàn không có cảm giác đau nhức nào. Việc lấy cao răng rất đơn giản, thường không gây ảnh hưởng tới các mô mềm, không gây đau đớn hay tổn thương men răng những đòi hỏi bác sĩ phải tỉ mỉ, nhẹ nhàng trong từng thao tác.

Cạo vôi răng có đau không
Nên lấy cao răng tại nha khoa uy tín

2.2. Lấy cao răng nhiều có tốt không? Lấy cao răng có hại răng không?

Lấy cao răng là phương pháp giúp làm sạch các mảng bám cứng ra khỏi bề mặt của nướu, mang lại nhiều lợi ích cho răng miệng. Tuy nhiên, việc lạm dụng lấy vôi răng nhiều lần có thể gây tổn thương răng. Do đó, bạn chỉ nên cạo cao răng theo định kỳ 3-6 tháng/lần. Ngoài ra, tùy theo sức khỏe răng miệng, mức độ hình thành vôi răng nhiều hay ít mà bác sĩ sẽ chỉ định thời gian nên lấy cao răng.

Việc lấy cao răng không những không có hại mà còn giúp tránh được các bệnh về răng miệng. Do đó, nên kiểm tra răng định kỳ và cạo vôi răng 6 tháng/lần để phát hiện sớm bệnh răng miệng và đảm bảo sức khỏe răng miệng.

3. Lợi ích mang lại và đối tượng nên/không nên thực hiện lấy cao răng:

3.1. Những lợi ích thu được từ việc lấy cao răng định kỳ:

Lấy cao răng là việc nên làm bởi nó mang lại rất nhiều lợi ích:

  • Sớm phát hiện bệnh lý răng miệng để kịp thời xử trí:

Trước khi làm sạch và lấy cao răng, nha sĩ có thể chỉ định cho bạn chụp X-quang để kiểm tra chân răng, răng và xương hàm để đánh giá tình trạng nhiễm trùng, cấu trúc của xương hàm, khối u quanh cuống,…

  • Phòng tránh sâu răng và bệnh về răng nướu:

Lấy cao răng là loại bỏ được các mảng bám trên răng. Mảng bám này nếu tích tụ lâu ngày rất dễ gây ra sâu răng. Vì vi khuẩn có trong đó nó sẽ tạo ra axit ăn mòn men răng và chính là tác nhân gây ra sâu răng.

  • Ngừa hôi miệng:

Mảng bám lâu ngày trên răng chính là nguy cơ tiềm ẩn gây ra hôi miệng bởi chúng ta là nơi tích tụ vi khuẩn có mùi. Khi lấy cao răng tức là bạn sẽ được vệ sinh răng miệng sạch sẽ nhờ đó mà vi khuẩn gây mùi sẽ được loại bỏ.

  • Cải thiện sức khỏe:

Vôi răng tích tụ lâu ngày chính là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề sức khỏe như bệnh tim, bệnh hầu họng, bệnh đường hô hấp dưới, bệnh nhiễm trùng nướu,… Vì thế, khi cạo răng được loại bỏ tức là các nguy cơ về bệnh cũng bị mất đi.

lấy cao răng nhiều có tốt không
Những lợi ích khi lấy cao răng

3.2. Ai nên lấy cao răng?

Về cơ bản thì hầu hết tất cả mọi người mọi lứa tuổi đều nên lấy cao răng, nhất là các trường hợp sau đây:

  • Người chưa đến kỳ lấy cao răng nhưng đã có răng.
  • Người có nhiều vết dính ở trên hoặc phía dưới nướu và người có nhiều cao răng.
  • Người bị viêm chu, viêm nướu do cao răng.
  • Thai phụ có cao răng nên lấy cao răng để hạn chế nguy cơ mắc bệnh răng miệng có liên quan đến thai kỳ như u nướu do thai nghén.
  • Người có cao răng được chỉ định trám răng, nhổ răng, tẩy trắng răng,…
  • Bệnh nhân xạ trị, phẫu thuật cần được vệ sinh răng miệng sạch sẽ trước khi điều trị.

3.3. Ai không nên lấy cao răng?

Mặc dù lấy cao răng không có tác hại nhiều nhưng cũng nghiêm cấm những trường hợp này không nên lấy cao răng:

  • Người đang bị viêm nha chu cấp, viêm nướu hay viêm nướu hoại tử cấp tính.
  • Người không thể há miệng hay bị đau khi há miệng.
  • Người không có khả năng thở bằng mũi hoặc không quen thở miệng.
  • Người đang bị bệnh lý tắc nghẽn đường hô hấp trên nên không thể thở bằng mũi được.
  • Người bị viêm tủy cấp không chịu nước lạnh hay độ rung của đầu lấy cao răng.
  • Bệnh nhân tiểu đường bị biến chứng nha chu trầm trọng.
  • Bị mắc bệnh qua đường nước bọt, sốt xuất huyết.
  • Bị rối loạn đông máu.
  • Người không có khả năng kiểm soát, không tự chủ được do mắc một số bệnh lý thần kinh cơ như: co giật cơ, động kinh,…
Có nên lấy cao răng nhiều ngày
Các trường hợp không nên lấy cao răng

4. Một số điều cần lưu ý để lấy cao răng đạt được hiệu quả tốt nhất:

4.1. 3 lý do khiến bạn nên lấy cao răng định kỳ:

  • Thứ nhất, những độc tố của vi khuẩn trong các mảng cao răng sẽ gây ra viêm. Từ phản ứng viêm gây ra hiện tượng tiêu xương ở răng. Và có thể làm cho lợi mất đi chỗ bám răng không được bao quanh để làm chức năng bảo vệ răng. Bệnh nhân cũng sẽ xuất hiện cảm giác ê buốt khó chịu ở răng.
  • Thứ hai, chiều dài ở chân răng là không thay đổi cho nên khi xương càng tiêu nhiều thì độ dài chân răng nằm trong xương sẽ diễn ra nhanh chóng hơn.
  • Thứ ba, tiêu xương sinh lý là hiện tượng không thể tránh khỏi. Và việc làm cho xương không tiêu là vấn đề không thể. Do đó việc lấy cao răng sẽ giúp duy trì xương ở mức độ ổn định là vô cùng quan trọng.
lý do khiến bạn nên lấy cao răng định kỳ
Lấy cao răng định kỳ tốt cho sức khỏe

4.2. Lấy cao răng có ảnh hưởng gì tới sức khỏe không?

Lấy cao răng là quá trình sử dụng các dụng cụ nha khoa chuyên dụng để làm sạch các mảng bám cứng ở răng. Quá trình này giúp ngăn chặn tình trạng hình thành vôi răng và các bệnh lý nha khoa nguy hiểm. Tuy nhiên, bạn nên tránh việc quá lạm dụng lấy cao răng.

Nếu lấy cao răng thường xuyên hoặc không đúng kỹ thuật có thể dẫn đến tính trạng chảy máu chân răng cũng như một số tổn thương khác. Vì vậy để giúp răng chắc khỏe mạnh thì bạn chỉ nên lấy cao răng theo định kỳ hoặc theo chỉ định của bác sĩ nha khoa.

>Xem thêm:

Cạo Vôi Răng Có Lợi Hay Hại? Xem Ngay Tại Đây!

Cạo Vôi Răng Có Tốt Không? Tại Sao Phải Cạo Vôi Răng?

4.3. Thời gian lấy cao răng cụ thể cho từng trường hợp:

  • Bạn nên lấy cao răng khoảng 6 tháng/lần đối với các trường hợp vệ sinh răng miệng tốt và cao răng ít.
  • Bạn nên lấy cao răng 3-4 tháng/lần nếu thường xuyên hút thuốc lá, uống cà phê, bia rượu. Và những người vệ sinh răng miệng kém, có men răng sần sùi dễ tích tụ mảng bám cũng nên lấy cao răng theo thời gian này.
  • Riêng trường hợp các bé dưới 10 tuổi thì khi lấy cao răng cần phải hỏi ý kiến bác sĩ. Quá trình lấy cao răng cũng được thực hiện nhẹ nhàng để không ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng cho các bé.

4.4. Quy trình lấy cao răng hiện đại hiện nay được tiến hành như thế nào?

Với công nghệ hiện đại ngày nay thì lấy cao răng được thực hiện bằng sóng siêu âm. Và phương pháp này mang đến những ưu điểm vượt trội. Quy trình cạo vôi răng được thực hiện theo 3 bước sau:

Bước 1: Thăm khám tổng quát và tư vấn cho khách hàng.

Bước 2: Lấy cao răng bằng máy siêu âm.

Bước 3: Tiến hành đánh bóng răng và hoàn tất quy trình lấy cao răng.

Lấy cao răng nhiều có tốt không
Quy trình lấy cao răng hiện đại

4.5. Lấy cao răng xong kiêng gì?

Hiểu rõ lấy cao răng có tốt không thì tìm hiểu xem cần có kiêng gì khi mới lấy cao răng xong. Nhiều phương pháp làm đẹp răng thẩm mỹ hoặc điều trị bệnh lý trong nha khoa thì cần phải kiêng. Tuy nhiên đối với việc lấy cao răng không cần kiêng nhiều. Một số điều bạn cần lưu ý sau khi hoàn tất quá trình lấy cao răng như sau

Phải hạn chế các thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh như kem,…

Hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường: kẹo, nước có gas,…

Hạn chế những thực phẩm có tính axit mạnh như chanh,…

Đặc biệt không nên sử dụng các biện pháp tẩy trắng răng.

NÊN LỰA CHỌN CÁC ĐỊA CHỈ NHA KHOA UY TÍN, HIỆN ĐẠI KHI MUỐN LẤY CAO RĂNG:

Nha khoa Viva là hệ thống phòng khám quốc tế, chuyên cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao và hiện đại nhất. Khi sử dụng các gói dịch vụ tại đây, chắc chắn bạn sẽ có những trải nghiệm toàn diện nhất, một nụ cười tự tin và rạng rỡ bởi:

+ Đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm, được đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế.

+ Phòng khám thoải mái, tiện nghi.

+ Khám kỹ lưỡng, tư vấn cặn kẽ, rõ ràng, điều trị nhẹ nhàng.

+ Sử dụng trang thiết bị hiện đại, dụng cụ và thuốc tốt nhất, đảm bảo vệ sinh vô trùng.

Như vậy, trên đây là những câu trả lời “lấy cao răng nhiều có tốt không?” mà nha khoa Viva muốn truyền tải đến bạn, hi vọng rằng đây là những thông tin tốt dành cho bạn. Khi có nhu cầu lấy cao răng, tẩy trắng răng hay tìm hiểu về chế độ chăm sóc răng miệng hãy liên hệ Hotline: 0919 173 099 hoặc nhắn trực tiếp đến fanpage https://www.facebook.com/vivaclinic.vn của chúng tôi để được tư vấn, giải đáp trực tiếp bởi đội ngũ bác sĩ có trình độ và chuyên môn cao.

NHA KHOA QUỐC TẾ VIVA CLINIC

> Địa chỉ: 50 Trần Khắc Chân, P. Tân Định, Quận 1, TP.HCM
> Số điện thoại: 0919 173 099

audio

nào

48