Bọc răng sứ rồi có niềng răng được không? Trong quá trình niềng răng và tư vấn cho khách hàng, chúng tôi đã giải đáp rất nhiều thắc mắc, những vấn đề này được nhận nhiều nhất từ các trường hợp niềng răng. Bọc răng sứ là phương pháp giúp bạn sở hữu một hàm răng trắng sáng, đều đẹp. Còn niềng răng là giải pháp giúp điều chỉnh những răng sai lệch về đúng vị trí, chuẩn khớp cắn. Bài viết này chúng tôi sẽ giải đáp cho các bạn dưới nhận định của một nha sĩ thực hiện chỉnh răng.
Tại sao cần bọc răng sứ cho răng sứt mẻ và răng sâu?
Sẽ có 2 tình huống xảy ra, thứ nhất là bạn bọc răng sứ do tình trạng bệnh lý, ví dụ như sâu răng, nứt vỡ răng, hay trồng răng giả bằng giải pháp bắc cầu thì khi đó bạn vẫn hoàn toàn niềng được bình thường. Bởi vì các răng sứ trong miệng cũng chỉ mang tính cục bộ và ở vùng răng phía sau nên việc tái lập thẩm mỹ răng cửa tương đối dễ dàng.
Trường hợp thứ 2 là bạn đã làm thẩm mỹ răng bằng cách bọc sứ rồi, nhưng vẫn không hài lòng, không giải quyết hết những vấn đề gặp phải và bạn biết nếu trước đây lựa chọn cẩn thận hơn, niềng răng ngay từ đầu thì khuôn mặt đã thay đổi. Bạn đang hối hận vì không chọn niềng răng sớm. Nhóm bệnh nhân này thường gặp là bọc sứ điều trị hô, bọc sứ khắc phục khớp cắn ngược…
Nếu bạn muốn thay đổi khuôn mặt hoặc tương quan xương hàm thì bọc sứ hoàn toàn không hiệu quả. Nhiều bạn vì không hiểu rõ chuyện này nên đặt hết kỳ vọng vào nha sĩ bọc sứ giảm hô, sau khi làm không thấy hài lòng tuy nhiên răng thì cũng đã mài rồi, đó là điều trị không hoàn nguyên, vĩnh viễn không thể lấy lại.
Niềng răng gắn trên răng sứ cũng sẽ tương tự răn thật, tuy nhiên mắc cài bám dính khó khăn hơn do bề mặt răng sứ cứng chắc không hỗ trợ sự dán chất gắn. Hiện nay có một số hãng sản xuất các loại axit xói mòn đặc biệt, cũng như chất gắn chuyên dụng cho răng sứ nên thuận lợi hơn so với trước đây.
Sau khi bọc răng sứ có niềng răng được không?
Với câu hỏi bọc răng sứ có niềng răng được không thì câu trả lời là vẫn có thể niềng được, tuy nhiên sẽ phải đánh giá dựa trên nhiều yếu tố, sẽ còn tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ thăm khám mới xác định chính xác bạn có niềng răng cho răng bọc sứ được hay không:
– Nếu là mão răng sứ đơn lẻ thì có thể di chuyển cả răng sứ lẫn cùi răng thật về vị trí cần chỉnh như răng bình thường.
– Nhưng với những trường hợp bọc răng sứ thẩm mỹ toàn hãm thì trước đó bác sĩ đã xếp đều răng nên không cần và cũng không thể niềng răng được nữa.
Đầu tiên: Mô răng lại có nhiều không?
Bọc sứ đồng nghĩa với việc bạn phải mài răng thật đi, trường hợp còn lại sau mài vẫn còn nhiều thì bạn có cơ hội với điều trị niềng răng cao. Bởi vì niềng răng nha sĩ sẽ gắn mắc cài lên chiếc răng sứ và di chuyển bằng cách truyền lực thông qua răng sứ này. Chính vì truyền lực qua răng sứ nên nó có giới hạn di chuyển hạn chế hơn gắn niềng trên răng thật. Trong quá trình kéo răng sứ cũng có thể bị bật ra, thậm chí sau niềng bạn phải thay lại toàn bộ răng sứ đã làm trước đó, đánh giá lượng mộ răng còn lại là rất qua trọng.
Thứ 2: Răng sứ có làm kín, khít đúng tiêu chuẩn hay không?
Nếu răng không kín, khít hay dán dính tốt có thể bị bật ra trong quá trình kéo, răng kin khít cũng đảm bảo mô răng thật còn lại phía trong đủ chắc khỏe sau khi niềng. Để đnahs giá độ kín thì nha sĩ sẽ dùng cây thăm khám rà vùng chân răng sứ xem có liên tục hay không, nếu có khe hở vùng sâu răng thì có thể bạn phải làm chiếc răng sứ tốt hơn mới niềng răng được.
Thứ 3: Các răng có bị cứng khớp hay không?
Nha sĩ có thể đánh giá dựa vào việc kiểm tra xem răng đã lấy tủy chưa, tiếng kêu khi gõ răng có đanh không. Trước đây nhiều bạn điều trị lệch lạc hay hô móm và lấy tủy hàng loạt, lấy tủy là một trong những nguy cơ gây khó khăn cho niềng răng. Một số trường hợp lấy tủy trường hợp lấy tủy hết cả hàm, răng bị mài cụt thì sẽ rất khó niềng thành công.
Thứ 4: Giới hạn di chuyển răng theo kế hoạch?
Trường hợp bị móm, hô nặng khi đó phải kéo răng với quãng dài thì nha sĩ cũng cần xem xét có khả năng thực hiện được để sau điều trị vẫn có một chân răng khỏe mạnh trong xương hàm mà không bị tiêu chân hay bật chân răng ra khỏi xương.
Bọc răng sứ có niềng răng được không? Dưới đây sẽ là những giải đáp của bác sĩ tại Nha khoa Viva Clinic về từng trường hợp cụ thể:
Trong trường hợp bọc răng sứ cho 1 vài chiếc răng thì vẫn có thể niềng răng như bình thường. Khi thực hiện niềng răng, bác sĩ sẽ gắn các khí cụ chỉnh nha là mắc cài hoặc máng niềng răng trong suốt trên cả những chiếc răng sứ. Chúng sẽ được nắn chỉnh đồng thời cả cùi răng và mão răng sứ giúp đạt hiệu quả niềng răng tối ưu.
Tuy nhiên, có trường hợp mão răng sứ và cùi răng không di chuyển đồng bộ với nhau theo dự định của bác sĩ. Nguyên nhân là do trước đó bạn thực hiện bọc răng sứ sai lệch khiến răng sứ không kết dính chặt chẽ với cùi răng, dễ dàng bị lực kéo chỉnh nha tác động làm lỏng lẻo và bung sút. Vì vậy, việc bọc răng sứ có niềng răng được không còn phụ thuộc vào chất lượng răng sứ có niềng răng được không còn phụ thuộc vào chất lượng răng sứ của bạn cũng như kết quả điều trị trước đó của bạn.
Đối với trường hợp bọc răng sứ cả hàm thì bạn không phải mất công niềng răng chỉnh nha. Bởi khi làm răng sứ thì bác sĩ đã tính toán chuẩn xác vị trí và kích thước của răng sao cho hài hòa nhất, đảm bảo hàm răng đều đẹp, cân xứng và khắc phục được cả các khiếm khuyết khác trên cung hàm. Trừ trường hợp bác sĩ có tay nghề kém, thực hiện bọc răng sứ không tốt dẫn đến những sai lệch không mong muốn và kết quả bọc răng sứ cũng không được như mong đợi.
Sau khi phục hình mà kết quả không tốt thì vấn đề bọc răng sứ có niềng răng được không sẽ phải xem xét nhiều yếu tố khác nhau như mô răng, chất lượng răng sứ, khả năng dịch chuyển răng sứ,… Do đó, để xác định chính xác trường hợp của bạn đã bọc răng sứ rồi có niềng răng được không thì cần được thăm khám và tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia nha khoa.
Khi nào nên bọc răng sứ?
Bọc răng sứ là phương pháp giúp phục hình thẩm mỹ cho răng. Với phương pháp này các bác sĩ sẽ tiến hành mài răng thật và sau đó lắp mão sứ lên trên. Phần mão sứ sẽ có độ trong và màu sắc trắng sáng tự nhiên tương tự răng thật.
Tuy nhiên, không phai trường hợp nào bạn cũng có thể bọc răng sứ được nên phương pháp này chỉ áp dụng với các trường hợp:
– Răng bị nhiễm màu nặng
– Răng mọc lệch lạc, hở kẽ ở mức độ nhẹ
– Răng bị gãy vỡ, sứt mẻ lớn
– Răng bị sâu, viêm tủy, chết tủy (thường sẽ được thực hiện sau khi điều trị nha chu)
Khi nào nên niềng răng?
Độ tuổi quyết định niềng răng cũng rất quan trọng góp phần mang lại hiệu quả chỉnh nha và rút ngắn thời gian điều trị. Do đó, các chuyên gia nha khoa luôn khuyến cáo niềng răng càng sớm càng tốt, được chia làm các giai đoạn sau:
- Giai đoạn trẻ em từ 12 – 16 tuổi là thời điểm tốt nhất:
Đây được xem là thời điểm vàng để thực hiện niềng răng chỉnh nha, khi trẻ bắt đầu dậy thì cũng như cơ thể phát triển, xương hàm chưa cố định. Giai đoạn này cũng sẽ giúp cân chỉnh định hướng đúng cho răng theo phác đồ điều trị, giúp xương phát triển vượt trội.
- Giai đoạn trưởng thành từ 18 – 35 tuổi:
Ở độ tuổi này có thể sẽ không hoàn hảo và không có sự tăng trưởng hay phát triển xương hàm nữa, xương và răng cũng không còn mềm nên hiệu quả niềng răng. Tuy vậy, khi áp dụng các công nghệ niềng răng chỉnh nha hiện đại thì tuổi tác không còn là vấn đề trở ngại. Giai đoạn này sẽ kéo dài thời gian niềng răng hơn nhưng vẫn có kết quả rất tốt.
- Giai đoạn niềng răng trên 40 tuổi:
Nếu ở giai đoạn 40 tuổi mà bạn muốn niềng răng và có những tác động sinh lý lên răng cần phải cân nhắc điều trị thật kỹ. Điều này có nghĩa là ở độ tuổi trung niên vẫn có thể niềng răng, nhưng sẽ dễ gặp phải các vấn đề khó khăn như sau:
– Quá trình tiêu bồi xương diễn ra lâu hơn, ảnh hưởng thời gian niềng răng bị kéo dài.
– Tốc độ di chuyển của răng kém hơn.
Quá trình giao tiếp bị cản trở, gây nhiều bất lợi trong thao tác sinh hoạt.
So sánh 2 phương pháp niềng răng và bọc răng sứ:
Theo các chia sẻ của Bác sĩ thì mỗi một phương án có những đặc điểm riêng biệt và nếu muốn lựa chọn đúng, tiết kiệm thời gian thực hiện bạn phải xác định đúng phương án ngay từ ban đầu, Nếu như bạn đã bọc răng sứ nhưng không hài lòng với kết quả thì hãy đến gặp bác sĩ kiểm tra và thực hiện các điều chỉnh tốt hơn. Sau đây là những so sánh giữa 2 phương pháp niềng răng và bọc răng sứ:
Bảng: So sánh phương pháp niềng răng và bọc sứ
Bọc răng sứ | Niềng răng | |
Độ tuổi thích hợp | Từ 18 tuổi trở lên | Từ 12 – 15 tuổi |
Tình huống chỉ định | Răng bị lệch lạc, bị sứt mẻ ở mức độ nhẹ hoặc trung bình | Các trường hợp điều chỉnh vị trí của răng hàm. |
Thời gian thực hiện | Từ 2 – 4 ngày | 18 – 24 tháng hoặc hơn |
Mức ảnh hưởng đến răng thật | Cần mài chỉnh răng thật | Dịch chuyển các răng ở vị trí của các răng tự nhiên và có thể sẽ nhổ 2 – 4 răng |
Mức ảnh hưởng đến độ thẩm mỹ | Các răng đã mài sẽ không trở về hình dáng ban đầu | Cần đeo niềng răng trong thời gian dài |
Hiệu quả thẩm mỹ | Răng sứ có màu sắc tự nhiên như răng thật | Các răng thẳng đều trong cung hàm |
Vì sao cần bọc sứ kết hợp niềng răng?
Những trường hợp bọc răng sứ kết hợp niềng răng thường do kế hoạch điều trị không chuẩn, không lường trước được kết quả niềng răng. Nguyên nhân thứ 2 là do các bệnh lý răng miệng phát sinh.
- Bọc răng sứ do bệnh lý:
Với các bệnh lý răng miệng như răng bị mẻ, vỡ, sâu răng thì bọc răng sứ chỉ có thể điều trị cục bộ tại phần răng bị tổn thương. Sau khi bọc răng, quá trình làm răng sứ không mang tính thẩm mỹ tổng thể cho hàm răng và khuôn mặt của khách hàng.
- Khách hàng không hài lòng về kết quả bọc răng sứ:
Sau khi bọc răng sứ mới tiến hành niềng răng không ngoại trừ trường hợp khách hàng không được bác sĩ tư vấn kỹ lưỡng.
Thường thì các dịch vụ bọc răng sứ sẽ nhanh chóng, kết quả có thể thấy ngay, tỷ lệ rủi ro thấp nên nhiều phòng khám sẽ khuyên khách hàng nên bọc răng sứ.
Tuy nhiên, sau khi bọc sứ thì kết quả không thực sự tốt. Thậm chí có trường hợp bọc răng sứ sai quy cách khiến khách hàng bị sâu khớp cắn, khớp cắn ngược… Vị vậy, để tránh phát sinh thêm chi phí và thời gian niềng răng khi bọc sứ thì ngay từ ban đầu bạn nên chọn địa chỉ nha khoa uy tín.
Dán Sứ Veneer Là Gì? Tìm Hiểu Thông Tin Chi Tiết
Chỉnh Nha – Niềng Răng Và Những Điều Bạn Cần Biết
Trong quá trình niềng răng cần lưu ý những gì?
Nếu đã chọn lựa giải pháp niềng răng để thực hiện bạn nên lưu ý các vấn đề về cách chăm sóc và dinh dưỡng trong giai đoạn đầu. Có thể trong thời gian này sẽ cảm thấy hơi khó chịu, nhưng nếu thực hiện tốt các điều sau đây sẽ giúp quá trình diễn ra nhẹ nhàng hơn:
+ Chăm sóc răng miệng đúng cách: sau khi niềng thì việc vệ sinh có thể sẽ khó khăn hơn, nên bạn nên cẩn thận trong từng thao tác chải răng, chọn lựa bàn chải và loại kem đánh răng phù hợp giúp lấy sạch các mảng bám, thức ăn thừa trên răng, tránh gây tình trạng tích tụ cao răng gây hôi miệng, viêm nướu.
+ Chế độ dinh dưỡng phù hợp: Hãy chủ động lựa chọn những thực phẩm loãng, mềm, dễ nuốt. Bổ sung đầy đủ các loại, cá thịt, trái cây tươi,… được thái nhỏ giúp cho việc tiêu hóa hoạt động dễ dàng hơn.
+ Xử lý khi có vấn đề với mắc cài niềng răng: Nếu vô tình làm rơi mắc cài trong quá trình niềng răng nên báo ngay với nha khoa thực hiện lịch tái khám với bác sĩ để chỉnh sửa cố định lại răng. Tránh tự ý điều trị ảnh hưởng hiệu quả chỉnh nha hay mắc bệnh lý răng miệng.
Hiện nay, có 2 phương pháp chỉnh nha là niềng răng mắc cài và niềng răng trong suốt. Trong đó phương pháp hiện đại và thích hợp nhất cho các trường hợp niềng răng sau bọc răng sứ là niềng răng trong suốt. Phương pháp này bảo vệ được bề mặt răng sứ, bạn thậm chí không phải làm lại hoặc làm lại rất ít răng sứ sau niềng. Niềng răng sứ cũng di chuyển như răng thật do khay niềng ôm sát thân răng. Cơ chế di chuyển khác hoàn toàn niềng với mắc cài truyền thống, tuy nhiên nhược điểm là chi phí khá cao.
Như vậy qua phần phân tích đã giúp bạn trả lời cho câu hỏi “bọc răng sứ có niềng răng được không?”, tuy nhiên nha sĩ sẽ cần đánh giá một số chỉ số trực tiếp trên miệng nhằm quyết định niềng có khả quan không, sau niềng có làm răng yếu đi không. Bạn cũng cần xác định sau niềng sẽ phải làm lại răng sứ. Do quá trình kéo làm răng sứ bị yếu đi, và thao tác gắn mắc cài cũng làm bề mặt răng sứ không còn trơn láng, thẩm mỹ nữa. Vì vậy, để có phương pháp điều trị tối ưu nhất cho tình trạng răng miệng của mình thì đến Nha khoa Viva Clinic để được thăm khám và tư vấn để được thăm khám và tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm.
Hy vọng với bài viết “Sau khi bọc răng sứ có niềng răng được không” sẽ giúp các bạn sẽ có những quyết định đúng đắn khi có ý định thẩm mỹ hàm răng, lựa chọn phương pháp hiệu quả và an toàn. Dù đã làm răng sứ vẫn có thể niềng răng nhưng nha sĩ luôn muốn bạn có lựa chọn đúng ngay từ đầu để không có các điều trị leo thang làm tăng chi phí điều trị cũng như làm tổn hại đến răng thật.
NHA KHOA QUỐC TẾ VIVA CLINIC
> Địa chỉ: 50 Trần Khắc Chân, P. Tân Định, Quận 1, TP.HCM
> Số điện thoại: 0919 173 099
> Fanpage: https://www.facebook.com/vivaclinic.vn

